SBA 22/08/2010 1902 0
Bên lề hội thảo về cơ sở hạ tầng cho thị trường phát điện cạnh tranh do EVN tổ chức ngày 19/7, ông Hưng cho biết, khi hình thành thị trường phát điện cạnh tranh tất cả các nhà máy thuộc EVN cũng phải ra chào giá, công khai thông tin.
Ông cho biết hạ tầng công nghệ sẽ là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam. Dự kiến quý 3 năm 2011, EVN có thể xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để vận hành thị trường này.
Hiện chỉ có một công ty mua bán điện duy nhất thuộc EVN. Tuy nhiên, nếu thành lập nhiều công ty mua bán điện sẽ dẫn tới cạnh tranh rất mạnh giữa các nhà máy phát điện, điện càng có giá thấp sức mua càng cao. Theo ông Hưng, điều này sẽ dẫn tới khả năng bị quá tải các trạm biến áp, đường dây truyền tải điện.
Khi hình thành thị trường phát điện cạnh tranh tất cả các nhà máy thuộc EVN cũng phải ra chào giá, mọi thông tin được công khai. Ảnh: Hoàng Hà. |
Trả lời câu hỏi, vì sao không tách công ty mua bán điện ra khỏi EVN, ông Hưng cho biết, bản thân EVN cũng muốn Nhà nước quản lý công ty này. Trước đây, EVN đã trình Thủ tướng xin thành lập Công ty mua bán điện theo mô hình công ty cổ phần, gồm 4 nhà sản xuất điện và 3 nhà tiêu dùng điện lớn nhưng vấp phải phản ứng của dư luận. “Nay công ty mua bán điện để EVN quản lý lại mang tiếng độc quyền. Công ty này nên để Nhà nước quản lý để mọi vấn đề được khách quan minh bạch và xã hội đồng thuận”, ông Hưng nói.
Trước lo ngại về tình trạng thiếu điện, ông Hưng khẳng định, đến nay, EVN đã chủ động được cung cầu điện. Dự kiến tổng nhu cầu năm nay khoảng 97 tỷ kWh. “Với nguồn đang có hiện nay, EVN có thể đáp ứng đủ trong điều kiện thuận lợi. Nếu gặp thiên tai, trục trặc thiết bị, có thể vẫn khó khăn”, ông Hưng nói.
Tính đến 12/7, EVN lỗ 5.400 tỷ đồng do việc huy động các nguồn điện giá cao trong lúc thiếu nguồn thủy điện. Ông Hưng khẳng định: “Mặc dù giá điện hiện nay còn quá thấp nhưng Chính phủ đã có chỉ đạo năm 2010 không tăng giá điện nữa. Và chỉ đạo này đến giờ chưa thay đổi”.
Theo lộ trình, thị trường điện cạnh tranh sẽ có 3 cấp độ. Năm 2006-2014 là giai đoạn hình thành mô hình thị trường phát điện cạnh tranh. Năm 2015-2022 hình thành thị trường bán buôn cạnh tranh và sau 2022 là mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Với khâu phát điện, hiện EVN chiếm 47% tổng công suất trên toàn hệ thống điện quốc gia. Nếu cuối năm 2010, công ty nhiệt điện Phú Mỹ cổ phần hóa thành công thì EVN sẽ chỉ còn chiếm 40% tổng công suất nguồn. Đến năm 2015, dự kiến EVN sẽ chỉ còn chiếm 37,5% công suất nguồn. |
23/04/2024 1551 0
06/02/2024 1240 0
07/08/2023 2038 0
21/12/2022 1389 0
20/12/2022 1205 0
23/05/2018 6174 0
21/12/2021 6108 0
08/09/2022 4794 1
30/10/2020 3284 0
22/10/2020 3225 0