Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh từ năm sau

SBA   22/08/2010   1215   0

Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Phó thủ tướng lưu ý cần ưu tiên đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải và nâng cao năng lực của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, đảm bảo lưới điện truyền tải đáp ứng yêu cầu huy động công suất của các nhà máy điện trong mọi chế độ khi thị trường điện đi vào hoạt động.

Trong quý 1/2011, EVN cần phải hoàn thành dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành và giám sát hoạt động của thị trường điện.

Theo lộ trình do Bộ Công Thương xây dựng, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ, mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước thí điểm và hoàn chỉnh. Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022). Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

Hiện các quy định liên quan đến thị trường phát điện cạnh tranh cũng đã được Bộ Công Thương ban hành, trong đó có quy định các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt... phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Trong cơ cấu nguồn điện hiện nay, các nhà máy thuộc EVN chiếm khoảng trên 60%, còn lại là của các doanh nghiệp trong nước và của đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới cũng đã xác định 3 tập đoàn, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là những trụ cột chính trong phát triển thị trường điện cạnh tranh.


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN