Góp ý Giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại Đà Nẵng

Phạm Phong   26/02/2012   1170   0

GÓP Ý GIẢI PHÁP GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG TẠI ĐÀ NẴNG

 

                                                                                    Phạm Phong

Công ty Cổ phần Sông Ba

 

            Giới thiệu:

Ngày nay, do sự phát triển Kinh tế nên các thành phố lớn tập trung nhiều dân cư. Chính số lượng dân cư tăng nhanh trong khi đó sự phát triển của cơ sở hạ tầng như giao thông công cộng lại phát triển không kịp làm gia tăng áp lực giao thông cho các thành phố. Tại Đà Nẵng, cũng đã gia tăng số lượng dân từ các vùng lân cận nhập cư vào Thành phố.

Trong vài năm trở lại đây tại một số tuyến đường ở trung tâm thành phố đã xuất hiện tình trạng ùn tắc cục bộ ở các điểm nút giao thông, điều này làm ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân. Tình trạng này diễn ra ngày càng phức tạp, thực tế mà các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang mắc phải.

Xuất phát từ những việc trên, với tinh thần trách nhiệm xã hội và mong muốn đóng góp một phần công sức của mình cho sự phát triển chung của thành phố, tôi xin đưa ra một giải pháp về phân luồng và kết hợp tín hiệu giao thông nhằm làm giảm ùn tắc tại một số tuyến đường của Thành phố Đà Nẵng.

Hy vọng rằng, bài viết này sẽ góp phần nhỏ cho các nhà quản lý, qui hoạch trong việc giảm ùn tắc giao thông tại các điểm nút như hiện nay.

Nội dung nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế tại các điểm nút giao thông, tôi nhận thấy rằng một trong những nguyên nhân chính gây ra sự ùn tắc hiện nay do sự hỗn loạn của những phương tiện tham gia giao thông, sự phân luồng, đèn báo tín hiệu không còn hợp lý và một phần do ý thức của người tham gia giao thông.

Để cải thiện tình trạng này tôi đã nghiên cứu và đề xuất ra phương án phân luồng giao thông, điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu trên một số điểm nút giao thông quan trọng của Đà Nẵng như: Ngã sáu đường Hoàng Diệu, ngã năm Phan Chu Trinh, các ngã tư có mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc, … trước tiên cần điều chỉnh một số điểm sau:

1. Bùng binh

Hiện tại, tất cả các phương tiện tham gia giao thông đều phải đi vòng bên phải bùng binh, điều này làm cho ùn tắc khi có xe rẽ trái gặp xe đi thẳng. Cần thay đổi lại: khi đi rẽ trái, phương tiện giao thông không vòng qua; bùng binh chỉ có xe đi thẳng và rẽ phải hoặc quay ngược chiều mới vòng qua bùng binh.

Bùng binh đổi lại kết cấu, kích thước và hướng di chuyển:

 

 Tùy từng nút giao thông để điều chỉnh kích thước bùng binh.

2. Điều chỉnh một số kết cầu hạ tầng

a/. Đèn tín hiệu tại các nút giao thông: Cải tiến lại như sau

 

 

 

- Đèn đỏ: Không thay đổi;

- Đèn xanh phân thành 2 tín hiệu:

            + Rẽ trái bật tín hiệu trước;

            + Đi thẳng, rẽ phải và vòng ngược lại bật tín hiệu sau.

- Đèn rẽ trái sáng trước (khoảng 5-10 giây) cho xe rẽ trái. Tiếp theo đèn giữa sáng (xe đi thẳng, rẽ phải và quay ngược lại).

b/. Phân luồng:

Phân luồng tại nút giao thông: thông thường mặt đường được chia thành 2 luồng, bây giờ ta chia thành 3 luồng, gồm 2 luồng đi đến nút giao thông và 1 luồng rời nút giao thông (xem hình vẽ). Giai đoạn đầu để phân cách 2 chiều di chuyển của đường chỉ cần sử dụng các tấm chắn, sau thời gian sử dụng thực tế sẽ xây bê tông cố định).

 

 

 

Khi đến gần nút giao thông, phương tiện giao thông muốn rẽ trái thì phải đi vào vị trí ở luồng giữa (luồng 1), phương tiện giao thông muốn đi thẳng và rẽ phải thì đi vào vị trí chờ ở bên phải (luồng 2); giải phân cách nằm bên trái luồng 1. Giữa luồng 1 và 2 có vạch sơn, độ dài dải phân cách tùy thuộc vào lượng xe thực tế (từ 15 đến 50 mét) tùy từng nút giao thông.

Qua quan sát cho thấy lượng xe rẽ trái thường chiếm 20-35% tổng phương tiện giao thông.

Kết hợp tín hiệu đèn với việc phân luồng và cách qua bùng binh, ta sẽ giải quyết được giao thông hợp lý.

Để thuận tiện, cần vẽ thêm các mũi tên dưới lòng đường, trên bảng đèn tín hiệu để hướng dẫn cho phương tiện giao thông. 

3. Phân luồng cụ thể tại một số điểm tiêu biểu:

* Tại các ngã tư:  

 

 

Phương tiện giao thông đi theo qui định sau:

- Tại đường A: Khi hiệu lệnh đèn đỏ tắt, tín hiệu đèn xanh chia 2 bước

+ Bước 1: Đèn xanh rẽ trái sáng, xe trên làn đường 1 rẽ trái đi trước (từ 5 - 10 giây, tùy vào số lượng xe thực tế).

+ Bước 2: Đèn xanh cho xe đi thẳng và rẽ phải sáng, xe trên làn đường số 2 đi thẳng, rẽ phải (trong 10-20 giây).

- Đường B: Tương tự như đường A khi đèn đỏ tắt, đèn xanh sáng.

+ Xe tại làn đường 3 rẽ trái đi trước (từ 5 - 10 giây).

+ Xe tại làn đường số 4 đi thẳng, rẽ phải (trong 10-20 giây).

            Tổng thời gian các xe đi 30 ÷ 60 giây.

Áp dụng tại: Ngã tư Ông Ích Khiêm – Trần Cao Vân – Quang Trung; ngã tư Hải Phòng – Ông Ích Khiêm, Ông Ích Khiêm – Lê Duẩn, Ông Ích Khiêm – Hùng Vương, Quang Trung – Lê Lợi, Lê Lợi – Lê Duẩn, ….

Tại ngã tư Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Văn Linh phải cải tạo lại bùng binh và lắp đèn tín hiệu.

* Ngã năm Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng

 

 

 

- Lắp tín hiệu đèn tại các vị trí A.           

- Đường Phan Chu Trinh trước khi vào bùng binh chỉ cần chia 2 luồng, phía ra bùng binh không cần chia luồng.

- Các đường: Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Trần Quốc Toản chia 3 luồng.

- Hướng dẫn phương tiện đi lại như sau:

+ Đèn xanh tại đường Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu sáng như phần trên (lúc này đường Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng đang đèn đỏ), xe tại làn đường 1 đi trước, sau đó đến 2.

+ Đèn xanh tại đường Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản sáng: tương tự như trên (lúc này đường Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu đang đèn đỏ), xe làn số 3 đi trước rồi làn số 4 đi tiếp theo.

+ Thời gian cho mỗi làn xe từ 5 - 25 giây.

* Ngã tư: Lê Duẩn, Trần Phú, Cầu Sông Hàn   

 

 

            - Lắp tín hiệu đèn tại các vị trí A.           

- Tại đường Lê Duẩn nên chia 3 luồng: 1 luồng đi ra, 1    luồng giữa dành cho xe đi thẳng (qua cầu hoặc đến đường Bạch Đằng), 1 luồng cho xe rẽ phải (luôn luôn đi được).

- Hướng dẫn phương tiện đi lại như sau:

+ Đèn xanh tại luồng 1 cầu Sông Hàn (lúc này đèn tại đường Trần Phú và Lê Duẩn đang đỏ), xe tại làn đường 1 xuất phát trước.

+ Sau đó đèn tại luồng 2 xanh (lúc này đèn luồng 1 và đèn ở đường Trần Phú đỏ) xe tại làn đường 2 xuất phát tiếp theo.

+ Đèn xanh tại đường Trần Phú sáng: xe làn 3 xuất phát.

+ Thời gian cho mỗi làn xe từ 5 - 25 giây.

 

* Ngã sáu: Hoàng Diệu, Nguyễn Văn Linh, Ông Ích Khiêm, Triệu Nữ Vương

 

 

 

            - Lắp tín hiệu đèn tại các vị trí A.           

- Tại các đường nên chia 2 luồng đến nút giao thông: 1 luồng dành cho các xe rẽ phải và đi thẳng, 1 luồng dành cho các xe rẽ trái.

- Hướng dẫn phương tiện đi lại như sau:

+ Đèn tại luồng 1 xanh (lúc này đèn tại các luồng 2, 3,4 đang đỏ), xe tại làn đường 1 xuất phát trước.

+ Sau đó đèn tại luồng 2 xanh (lúc này đèn luồng 1, 3, 4 đỏ) xe tại làn đường 2 xuất phát tiếp theo.

+ Đèn tại luồng 3 xanh (lúc này đèn tại các luồng 1, 2, 4 đỏ), xe tại làn đường 3 xuất phát, sau đó tiếp tục đến luồng số 4.

+ Thời gian cho mỗi luồng xe từ 5 – 20 giây.

Tại giao lộ này thường ùn tắc vào giờ cao điểm chiều. Việc phân luồng như trên chưa phải hoàn hảo vì vẫn còn một số lộn xộn. Tuy nhiên, khi đi qua bùng binh các phương tiện chỉ ảnh hưởng phần sau, còn phần đường phía trước vẫn thông thoáng và sẽ tự điều chỉnh được.

 

Ghi chú: Đơn vị tính là mét (m)

Để giảm ùn tắc tại Ngã Ba Huế ta phải phân luồng giao thông đồng thời sử dụng kết hợp giữa tín hiệu giao thông với việc xây dựng thêm 1 cây cầu vượt nối từ đường Điện Biên Phủ tới đường Tôn Đức Thắng (xem hình vẽ).

Lắp đèn tín hiệu tại các vị trí 1, 2 và 3.

Các phương tiện tham gia giao thông tại Ngã Ba Huế, khi tham gia giao thông phải theo nguyên tắc sau:

     - Đối với các xe tại đường Điện Biên Phủ, đường Tôn Đức Thắng:

         + Nếu tải trọng xe <= 5 tấn muốn đi thẳng thì đi trên cầu vượt.

         + Đối với xe có tải trọng > 5 tấn hoặc xe rẽ trái, rẽ phải thì đi dưới lòng đường theo đúng làn đường được chỉ dẫn bằng vạch sơn trên lòng đường.

     - Đối với các xe tại đường Trường Chinh: tham gia giao thông theo tín hiệu đèn tại vị trí 2.

* Khi thanh chắn tàu mở (không có tàu chạy qua), các phương tiện đi lại như sau:

     - Đèn xanh tại luồng 1 đường Tôn Đức Thắng và Điện Biên Phủ (lúc này các đèn tại luồng 2, 3 đỏ), xe tại làn 1 xuất phát trước (đi thẳng và rẽ phải).

     - Sau đó đèn tại luồng 2 xanh (lúc này đèn luồng 1, 3 đỏ), xe tại làn 2 đường Trường Chinh xuất phát tiếp theo (rẽ trái).

     - Đèn tại luồng 3 xanh (lúc này đèn tại luồng 1 đường Tôn Đức Thắng và luồng 2 đường Trường Chinh đỏ), xe tại làn 3 xuất phát.

     - Đối với các xe tại đường Trường Chinh luôn luôn được rẽ phải về phía đường Điện Biên Phủ.

     - Thời gian cho mỗi làn xe từ 20 - 45 giây.

* Khi thanh chắn tàu đóng (có tàu chạy qua):

     - Đèn đỏ tại các làn 1 (xe từ đường Tôn Đức Thắng đi thẳng tới đường Điện Biên Phủ và rẽ phải qua đường Trường Chinh, xe từ đường Điện Biên Phủ đi thẳng sang đường Tôn Đức Thắng) và làn 2 (xe từ đường Trường Chinh rẽ trái sang đường Tôn Đức Thắng), các phương tiện tạm dừng lưu thông.

     - Các xe tại làn 3 hướng từ đường Điện Biên Phủ rẽ trái sang đường Trường Chinh được phép đi lại bình thường.

     - Sau khi tàu chạy qua thì tín hiệu giao thông tại các làn 1, 2, 3 trở lại bình thường (như lúc thanh chắn tàu mở).

Việc sử dụng cầu vượt kết hợp với phân luồng giao thông và lắp các đèn tín hiệu như trên sẽ làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực Ngã Ba Huế. Ngoài ra, với việc sử dụng cầu vượt từ đường Tôn Đức Thắng tới đường Điện Biên Phủ cho các xe có tải trọng <= 5 tấn sẽ làm giảm đáng kể chi phí đầu tư cho nút giao thông này. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn chung của thành phố như hiện nay thì việc giảm chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhưng vẫn đảm bảo về giao thông thông suốt là điều rất đáng làm.

 

Phần nghiên cứu này mang tính chất tổng quát. Khi áp dụng sẽ nghiên cứu thêm từng nút thực tế để xử lý hiệu quả nhất. Nghiên cứu này làm cơ sở để nghiên cứu tất cả các nút giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, …

Đây là một giải pháp. Hy vọng sẽ mang lại phần nào giảm ùn tắc giao thông tại Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN