Bài báo khoa học: Tự động dò tìm bộ thông số tối ưu của mô hình thuỷ văn HEC–HMS bằng thuật toán SCE–UA

Nguyễn Phước Sinh, Nguyễn Trường Huy, Nguyễn Thế Hùng   08/09/2022   4852   1

(Nguồn bài viết: http://tapchikttv.vn/article/3456)


THÔNG TIN GÓP Ý / BÌNH LUẬN
Trần Ngọc Tuấn - tuansb@gmail.com
Cảm nhận về một bài báo công trình nghiên cứu khoa học ở SBA Trước đây, khí tượng thủy văn nhất là dòng chảy lũ, luôn là vấn đề đau đầu lo âu của nhiều người, nhiều cấp nhưng cũng là món yêu thích, say mê của nhiều người nhất là những ai vốn là dân kỹ thuật thủy lợi - thủy điện bởi vì nó thúc đẩy họ phải tìm ra “các nghiệm cần thiết” trong bài toán nhiều tham số đầu vào và công cụ tính toán để giải bài toán nầy. Nếu không có niềm đam mê thì khó mà có kết quả. Điều nầy cũng cho thấy vì sao Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn QP.TL C-6-77 phát hành từ năm 1976 đến nay vẫn bỏ lơ lững, không tiếp tục cập nhật, mặc cho đất trời đổi thay gần 50 năm qua. Ở nước ngoài, người ta thiên về lấy quan trắc thực tế để đưa vào giải bài toán thủy văn nhưng ở ta thì là “bán thực nghiệm”, “dẫn độ” dữ liệu lưu vực khác về “xài” cho lưu vực mình nghiên cứu sau khi cố gán "bà con” với cái mác tương tự thủy văn, nếu không thì biết làm sao mà tính cho vừa hợp lý, hợp lệ, hợp nhiều thứ… Tôi vô cùng thú vị khi thấy các hình dạng lưu vực Krông H’năng quen thuộc thân thiết trên website SBA, bật dậy đọc ngay bài báo nầy cuả bạn Nguyễn Trường Sinh (SBA) và nhóm tác giả. Vì đây luôn là vấn đề đau đáu của Lãnh đạo SBA, bản thân tôi và các anh em sau khi hồ Khe Diên và Krông H’năng bắt đầu đi vào vận hành. Câu hỏi đặt ra, liệu số liệu thiết kế thực sự có đạt thông số thủy năng và an toàn chống lũ chưa?. Khi về nghỉ chế độ rồi, câu hỏi vẫn day dứt đeo bám tôi mãi vì không còn cơ hội và điều kiện để làm rõ. May thay có các bạn đã thực hiện. Rất cám kích. Bài báo khoa học: “Tự động dò tìm bộ thông số tối ưu của mô hình thuỷ văn HEC–HMS bằng thuật toán SCE–UA” của các Tác giả đã: - Giải quyết bài toán dự báo lũ cho các trận lũ hằng năm đến chu kỳ 20 năm trên cơ sở số liệu theo dõi 33 trận lũ thực tế, đo mưa tự động ở các điểm trọng số của 6 tiểu lưu vực thành phần từ 2016 đến 2021 và đưa vào tính toán bằng mô hình HEC–HMS cũng là mang ý nghĩa thực nghiệm cao, có tính thời sự cập nhật theo điều kiện lưu vực hiện tại. Kết quả nầy có thể làm căn cứ phát triển dự báo lũ cho chu kỳ dài hơn. - Kết quả nghiên cứu là nghiêm túc, có tính đam mê và công phu về chuyên môn. Tạp chí Khí tượng thủy văn đã kiểm định trong thời gian ngắn (nhận bài: 2/8/2022; Ngày phản biện xong: 05/9/2022) và công bố trên tạp chí cũng nói lên kết quả của công trình nghiên cứu. - Góp phần phát triển dịch vụ tư vấn của SBA khi khách hàng có niềm tin với kết quả nghiên cứu. - Là một nội dung rất đáng tham khảo khi tính toán dòng chảy lũ cho các lưu vực khác. Một số mong nuốn: - Có thể sử dụng kết quả để dự báo lũ cho một số lưu vực lân cận để, trả lại đúng nghĩa “lưu vực tương tự”, nhằm giúp các cấp, các chủ đập đánh giá được sự an toàn chống lũ của đập thủy điện, thủy lợi hiện tại, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai lũ, lụt cho người dân và xã hội, mang tính nhân văn lâu dài. - Tiếp tục có kế hoạch quan trắc mưa, nghiên cứu dòng chảy lũ cho lưu vực hồ Khe Diên, để vận hành an toàn góp phần vào sự nghiệp phát triển và ổn định lâu dài của SBA theo phương châm “Tư duy sáng tạo, Công ty phát triển”. Ngày 16 tháng 9 năm 2022 Người viết Trần Ngọc Tuấn

16/09/2022


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN