PKH 16/09/2011 1449 0
Trong bối cảnh nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao, theo quy hoạch điện VII, dự báo đến năm 2015 nhu cầu điện năng là 194 ÷ 210 tỷ kWh; năm 2020 là 330 ÷ 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 ÷ 834 tỷ kWh. Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành từ 2011-2030 lên đến 123,8 tỷ USD. Tuy nhiên, với giá bán điện hiện tại còn thấp, nền kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, các yếu tố đầu vào (lạm phát, tỷ giá, chi phí đầu tư…) đang có xu hướng tăng cao, gây nhiều khó khăn cho việc huy động vốn trung và dài hạn. Do đó, việc giải bài toán giá bán điện đầu ra luôn là áp lực đối với EVN cũng như tất cả các đơn vị phát điện.
Tốc độ tăng trưởng phụ tải qua các năm - Nguồn TT Điều độ Quốc Gia
Ngày 1/7/2011 Bộ Công Thương đã cho phép vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) thí điểm. Với tiêu chí hướng tới thị trường minh bạch, hình thành một sân chơi lành mạnh, công bằng cho tất cả các đơn vị tham gia, tạo mặt bằng giá điện cạnh tranh, hợp lý có sức hấp đã với các nhà đầu tư. Dự kiến VCGM chính thức vận hành từ 01/01/2012 và sẽ hoàn thành cấp độ 1 của thị trường điện lực Việt Nam – VCGM vào cuối năm 2014.
Trong cơ chế VCGM, giá bán điện theo hợp đồng của các nhà máy sẽ tuân theo một khung giá chuẩn, phản ánh đầy đủ chi phí đầu vào, có tính đến chi phí công nghệ và giá bán này sẽ được điều chỉnh khi các chi phí đầu vào thay đổi. Mặt khác, khi tham gia VCGM các nhà máy có nhiều cơ hội để nâng cao giá bán điện bình quân của mình nếu có chiến lược chào giá hợp lý và hiệu quả, đặc biệt là các nhà máy thủy điện với ưu thế về giá thành sản xuất thấp. Điều này được chứng minh qua 2 tháng vận hành VCGM thí điểm, mức giá trần thị trường được nâng từ 900 đồng/kWh lên 1.400 đồng/kWh và trong quá trình vận hành nhiều lúc giá điện năng trên thị trường đạt ngưỡng giá trần.
Ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Tổng Sơ đồ VII - quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đọan 2011-2020 có xét đến năm 2030. Rõ ràng, để thực hiện một quy hoạch quá lớn với nhu cầu vốn lên tới 5 tỷ USD/năm, ngoài các giải pháp đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực, tạo cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển, thì cần phải tăng giá điện bù đắp chi phí vốn và tái đầu tư cho ngành điện. Bên cạnh đó, cần phải tăng giá mua điện đầu vào để thu hút các nguồn vốn đầu tư bên ngoài ngành. (Vì giá điện hiện nay của Việt Nam rất thấp so với khu vực và trên thế giới). Theo lộ trình tới năm 2020, giá điện Việt Nam sẽ đạt 8 ÷ 9 UScents/kWh.
Ngày 19/8/2011, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 31/2011/TT-BCT quy định điều chỉnh giá điện theo thông số đầu vào cơ bản, nhằm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh giá bán điện khi có sự biến động của tỷ giá, giá nhiên liệu và cơ cấu sản lượng điện phát. Đây được xem là lối mở cho một thị trường cạnh tranh, minh bạch và là dấu hiệu tích cực cho việc tăng giá điện, bởi trên thực tế giá điện hiện nay chưa phản ánh hết chi phí giá thành đầu vào, chưa đủ tạo ra lợi nhuận đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư bên ngoài EVN.
Những tín hiệu khả quan đó tạo tiền đề cho SBA – một công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý các dự án thủy điện, tự tin kêu gọi hợp tác đầu tư từ các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm và có tiềm lực tài chính, tiếp tục huy nguồn vốn đầu tư các dự án, tiến tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thủy điện khu vực miền Trung, nâng tổng công suất các nhà máy lên 500MW trong 5 năm tiếp theo và sẽ chi phối được 3.000MW công suất phát trong 8÷10 năm tới.
23/04/2024 1551 0
06/02/2024 1240 0
07/08/2023 2038 0
21/12/2022 1389 0
20/12/2022 1205 0
23/05/2018 6174 0
21/12/2021 6103 0
08/09/2022 4793 1
30/10/2020 3284 0
22/10/2020 3225 0