SUY NGHĨ VỀ SỰ TIẾT KIỆM, HỢP LÝ HÓA TRONG MỌI CÔNG VIỆC ĐỂ VƯỢT KHÓ KHĂN VÀ MANG LẠI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI SBA

Lương Quang Phụng   23/11/2017   1149   0

SUY NGHĨ VỀ SỰ TIẾT KIỆM, HỢP LÝ HÓA TRONG MỌI CÔNG VIỆC ĐỂ VƯỢT KHÓ KHĂN VÀ MANG LẠI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI SBA 

 


Nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập SBA - Lương Quang Phụng



Là kỹ sư Xây dựng Thủy lợi – Thủy điện, được vào làm việc tại Công ty Cổ phần Sông Ba năm 2005 ngay sau khi rời giảng đường đại học, may mắn được gắn bó với Công ty từ những ngày đầu, xuyên suốt giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng đến giai đoạn quản lý vận hành ngày nay. Trong suốt quá trình làm việc tại Ngôi nhà chung SBA, nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo Công ty, sự dìu dắt, giúp đỡ nhau của tập thể cùng vượt qua khó khăn đã giúp tôi từng bước phát triển và trưởng thành trong môi trường văn hóa SBA. Nhìn lại hành trình đã đi qua từ góc nhìn của bản thân có nhiều nội dung tâm đắc trong chặn đường phát triển của Công ty, một trong số đó là sự tiết kiệm, hợp lý hóa trong mọi công việc để vượt qua khó khăn và mang lại sự phát triển bền vững. Với rất nhiều khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án thủy điện nhưng với ý thức tiết kiệm, hợp lý hóa trong công việc nên đã có rất nhiều sáng kiến, hợp lý hóa, cách làm mới, sáng tạo, độc đáo được áp dụng, đóng vai trò quan trọng góp phần thực hiện thành công dự án Khe Diên và Krông H’năng, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của SBA hiện nay và trong thời gian đến.



Ngày 02/01/2003, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển điện Sông Ba được thành lập, vốn điều lệ 10 tỷ đồng và 3 cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ là thực hiện dự án thủy điện Krông H’năng với nhiều khó khăn. Sự khó khăn của SBA trong giai đoạn đầu được tóm lược sinh động trong câu thoại của vỡ kịch mà SBA tham gia Hội thi văn hóa doanh nghiệp EVNCPC:



“Khởi đầu chỉ có 3 người



Tiền thì không có, việc làm cũng không!”



Nhìn văn phòng Công ty khang trang, đàng hoàng như hiện nay, rất nhiều kỹ sư trẻ mới vào Công ty làm việc có lẻ không hình dung được là những ngày đầu thành lập, trụ sở công ty là gian nhà nhỏ bé nằm nép trên gara ôtô của Công ty Điện lực 3, nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung. Khi mới đến thử việc giai đoạn này, nhiều kỹ sư trẻ đã rất dao động khi nhìn thấy trụ sở làm việc của Công ty, có người còn đặt nghi vấn “hình như đây là công ty “ma” mi ạ”. Khi Công ty từng bước có sự phát triển, số lượng CBCNV tăng để đáp ứng công việc, Công ty tiếp tục thuê thêm phòng làm việc tại nhà số 512 Nguyễn Tri Phương, tiếp đến là thuê trụ sở mới tại số 230 Nguyễn Tri Phương, thuê thêm phòng làm việc tại nhà số 276 Nguyễn Tri Phương và chuyển đến trụ sở hiện nay từ tháng 12/2014. Văn phòng tại công trường phục vụ quản lý dự án cũng vậy, rất đơn sơ với mái tole, vách cót ép và gỗ ván nhưng bên trong nó là một thể những con người đầy nhiệt huyết cùng chia sẽ, vượt qua khó khăn, thiếu thốn với nhiều kỷ niệm vui buồn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đưa công trình thủy điện Khe Diên, Krông H’năng hoàn thành đúng tiến độ. Đó là giải pháp rất hợp lý trong giai đoạn khó khăn, cần tiết kiệm nguồn lực để thực hiện xây dựng công trình.



Trong giai đoạn đầu tư xây dựng công trình thủy điện Khe Diên và Krông H’năng, Công ty đã có rất nhiều sáng kiến kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa áp dụng có hiệu quả nhằm giảm chi phí đầu tư xây dựng, đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành, đã góp phần quan trọng vào thành công chung của dự án và không phải điều chỉnh tăng về quy mô, chi phí đầu tư xây dựng như nhiều dự án của các chủ đầu tư khác trong giai đoạn này. Một số nội dung sáng kiến, hợp lý hóa, cách làm mới, độc đáo, sáng tạo của Công ty liên quan đến công tác kỹ thuật như sau:



1. Đối với dự án thủy điện Khe Diên:



- Mua máy biến áp thu hồi từ Công ty điện lực 3, cấp điện áp 35/6kV và 6/0,4kV để cấp điện thi công;



- Xây dựng đường dây cấp điện thi công và vận hành đan xen với đường thi công vận hành để giảm chi phí, thời gian bồi thường giải phóng mặt bằng.




 
- Tính toán giảm kích thước hợp lý mố néo, mố đỡ đường ống dẫn.



 



 



 


      
- Tự thiết kế phương án cầu thép tải trọng 2 tấn thay cho phương án cầu bêtông cốt thép tải trọng là 25 tấn của Tư vấn.



 


      
- Thiết kế Cống hộp nối tiếp với Đường ống dẫn sau cửa ra Hầm áp lực để giải quyết dứt điểm tình trạng sạt lở cửa ra Hầm áp lực.



 

 


      
- Thực hiện nút Cống dẫn dòng vào mùa mưa ngày 14/11/2006, để đảm bảo không bị trượt tiến độ cả năm do không tích được nước để phát điện.



- Một số hợp lý hóa khác như: Thay hệ dầm mái nhà máy từ kết cấu bê tông sang sử dụng vì kèo thép; Thay kết cấu gian điều khiển nhà máy từ hệ khung bê tông cốt thép sang kết cấu cột thép hình kết hợp vì kèo thép, tường xây gạch,….



2. Đối với dự án thủy điện Krông H’năng:



- Hợp lý tuyến đường dây 35 kV cấp điện thi công, giảm chiều dài tuyến từ 27 Km xuống còn 19 Km. Giảm chi phí xây dựng 2,155 tỷ đồng;



 


 
- Hợp lý tuyến đường dây 110 kV giảm chiều dài tuyến từ 41 Km xuống 32,7 Km. Giảm tổng mức đầu tư 2,155 tỷ đồng;



 


 
- Rà soát Tổng dự toán Tư vấn lập, điều chỉnh hợp lý biện pháp thi công, chuẩn xác các thông số đầu vào phù hợp với thực tế để đầu tư hợp lý, tiết kiệm. Giảm tổng mức đầu tư 82,322 tỷ đồng.



- Điều chỉnh hợp lý cao trình đỉnh đê quây dẫn dòng lũ chính vụ năm 2006 từ +216,5m, không gia cố rọ đá, khi lũ về đắp lại, giảm chi phí xây dựng khoảng 0,955 tỷ đồng.



- Thay thế biện pháp khoan phụt vữa nền đập lòng sông, giảm khối lượng 2.060 m khoan phụt tương ứng với 0,589 tỷ đồng và đẩy nhanh tiến độ thi công;



- Điều chỉnh và triển khai thành công phương án dẫn dòng lũ chính vụ năm 2008 qua lòng sông thu hẹp với B=70m. So với phương án dẫn dòng do Tư vấn lập, phương án mới có nhiều ưu điểm: Giảm chi phí dẫn dòng thi công mùa lũ năm 2008 là 1,064 tỷ đồng; Đẩy nhanh tiến độ thi công sau thời điểm chặn dòng, rút ngắn thời gian thi công 2,5 đến 3 tháng.



- Hợp lý hình thức gia cố mái đống đá thượng lưu. Giảm chi phí 0,628 tỷ đồng.



- Điều chỉnh kết cấu Đập chính từ đồng chất sang nhiều khối, nhờ đó: Tận dụng tối đa diện tích 87 ha của mỏ đất 4a đã được giải phóng mặt bằng và không phát sinh khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng 109 ha mới với chi phí 9,7 tỷ đồng; Đảm bảo tiến độ chặn dòng tích nước vào ngày 16/10/2009 và kế hoạch phát điện năm 2010, không làm kéo dài tiến độ dự án thêm 24 tháng, tương đương giá trị 2 năm doanh thu phát điện và lãi vay.




 



- Thay đổi vật liệu thích hợp đắp 2 vai Đập tràn là đá tận dụng từ hố móng tràn. Giảm chi phí xây dựng 391 triệu đồng và đảm bảo tiến độ nút cống dẫn dòng tích nước.



- Tổ chức thành công việc Nút cống dẫn dòng trong mùa lũ vào ngày  16/10/2009.



 


 
- Điều chỉnh hợp lý phương án nút Cống dẫn dòng giảm 50% khối lượng thi công. Giảm chi phí xây dựng 411 triệu đồng.



- Nghiên cứu hợp lý hóa biện pháp nổ mìn đào móng Tràn xả lũ, giảm khối lượng khoan viền mái đá 2.328 m2, giảm chi phí xây dựng khoảng 498 triệu đồng;



- Nghiên cứu điều chỉnh hợp lý nặt Cầu giao thông qua Tràn xả lũ từ +259,4 xuống +258,2m nhằm đảm bảo chiều cao tỉnh không theo quy định, tạo điều kiện giao thông thuận lợi vào cầu đồng thời giảm 205 triệu đồng do giảm khối lượng bêtông, cốt thép rụ Pin, trụ biên;



- Điều chỉnh phương án gia cố bê tông kênh dẫn vào Hầm áp lực. Giảm chi phí xây dựng 496 triệu đồng;



- Thay đổi Cầu Công tác Cửa nhận nước từ cấp tải trọng 60 tấn xuống còn 5 tấn.

 


 
- Nghiên cứu và yêu cầu tư vấn điều chỉnh kết cấu áo hầm từ 02 lớp cốt thép sang 01 lớp cốt thép theo điều kiện địa chất thực tế: Đẩy nhanh tiến độ thi công 6 tháng; Giảm chi phí xây dựng 3,730 tỷ đồng.



 


  



- Điều chỉnh cao độ san nền trạm phân phối từ +185,50m thành +189,5m, giảm khối lượng đào đất đá, giảm chi phí xây dựng khoảng 665 triệu đồng;



- Điều chỉnh, hợp lý hóa quy mô kết cấu mương cáp từ nhà máy đến trạm phân phối, giảm chi phí xây dựng 456 triệu đồng;



- Điều chỉnh khung nhà máy phần trên +146,5 m từ bêtông cốt thép sang khung thép. Đẩy nhanh tiến độ thi công 4 tháng, sớm đưa cầu trục nhà máy vào vận hành phục vụ tổ hợp và lắp đặt thiết bị cơ điện.


      

 



Trong giai đoạn quản lý vận hành, mặt dù gặp nhiều khó khăn do thực tế sản lượng phát điện hàng năm của nhà máy thủy điện Krông H’năng luôn rất thấp so với thiết kế nhưng với trí tuệ, bản lĩnh, bằng những nghiên cứu của mình đã tìm ra giải pháp hợp lý tháo để gỡ khó khăn. Những giải pháp mới, sáng tạo, đột phá trong giai đoạn này như:



- Nghiên cứu tìm ra phương pháp luận để tính tính toán lại thủy văn dòng chảy về hồ Krông H’năng phù hợp với địa hình đón gió trên lưu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp tính toán dòng chảy về hồ Krông H’năng của tư vấn là quá thiên lớn và không phù hợp với đặc điểm vốn có của lưu vực, từ đó đã tính toán chuẩn xác lại thông số về thủy văn dòng chảy và sản lượng điện trung bình nhiều năm của nhà máy thủy điện Krông H’năng. Theo đó, lưu lượng nước về bình quân năm giảm từ 32,5 m3/s xuống còn 24,0 m3/s (giảm 26,2%), E0 đã giảm từ 247,72x106 kWh xuống còn 171,6x106 kWh (giảm 30,7%) và đã được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1086/QĐ-BCT ngày 22/3/2016, làm cơ sở đàm phán điều chỉnh tăng giá bán điện của nhà máy thủy điện Krông H’năng, tháo gỡ được khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.



- Giải pháp quan trắc mưa trên lưu vực để tính toán dự báo quá trình lũ về hồ; Thiết bị đo mực nước hồ đạt độ chính xác 1 milimet để tính lưu lượng thực tế về hồ; Tìm ra lý luận về xả lũ hợp lý; Nghiên cứu chế tạo thiết bị đo mưa tự động gửi số liệu; Nghiên cứu chế tạo hệ thống tự động cảnh báo xả lũ cho hạ du. Với các giải pháp này, việc vận hành xả lũ tại NMTĐ Krông H’năng trong thời gian qua được thực hiện tốt, không những đảm bảo cho hạ du mà còn đảm bảo giữ được nguồn nước hiếm hoi, quý giá khi có lũ để phát điện.


           

 



 



 



Hiện nay, có thể khẳng định thời kỳ khó khăn về dòng tiền của Công ty đã qua nhưng bản thân tôi tâm niệm phải luôn biết tiết kiệm, hợp lý hóa, tối ưu hóa trong mọi công việc. Phía trước còn có nhiều công việc thú vị, mới mẻ những cũng rất khó khăn, nhưng phải làm thế nào để có nhiều thời gian hơn cho gia đình, người thân và bạn bè. Muốn làm được điều đó không cách nào khác hơn là phải nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc. Nâng cao hiệu quả để có thời gian suy nghĩ sâu hơn, xa hơn, dài hạn hơn để phát triển bền vững.



Với khẩu hiệu “Tư duy sáng tạo, không ngừng phát triển”, bằng trí tuệ, kinh nghiệm, bản của tập thể người lao động SBA và thực tiễn sinh động về sự tiết kiệm, hợp lý hóa trong mọi công việc đã xuyên suốt từ khi thành lập Công ty đến nay thì sự phát triển vượt bật, bền vững của ngôi nhà chung SBA trong thời gian đến là chắc chắn.



Xin được chúc mọi thành viên ngôi nhà chung SBA cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc cho Công ty Cổ phần Sông Ba của chúng ta ngày một phát triển mạnh mẽ và bền vững.


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN