ÔNG ĐỒ TRONG TÔI

Phạm Phong - TGĐ SBA   17/11/2017   1290   0

Sắp xếp thời gian để thăm một số thầy giáo vào dịp 20/11 là việc tôi vẫn làm hằng năm. Bên cạnh đó tôi cũng dành một khoảng thời gian để chiêm nghiệm lại bản thân từ những người thầy trong quá khứ. Sau nhiều năm tôi chợt nhận ra người thầy mình còn thiếu là: Thầy Đồ!

Ông thầy Đồ đầu tiên tôi biết qua bài thơ của Vũ Đình Liên, ông Đồ cuối thời phong kiến, lỗi thời, nghèo khó ngồi "cho" chữ lặng lẽ bên góc phố đông người! Ông Đồ trong tâm trí một học sinh là một người già cả, biết viết chữ Nho theo thị hiếu của người qua đường! Chỉ có thế! 

http://songba.vn/UserFiles/image/SongBa/2017/T11/ong%20do%2001.jpg



Sau hơn 10 năm tốt nghiệp Đại học và đi làm, tôi có cơ hội được giới thiệu chuyển sang làm trong cơ quan chính quyền, thư ký cho một chính khách. Tôi cảm thấy hơi choáng vì không hình dung chính khách làm gì và mình phải chuẩn bị gì để đáp ứng?

Lần theo dòng suy nghĩ đưa tôi đến việc học thời xưa, một người thanh niên lớn lên trong làng, theo học với một Thầy Đồ, thi đỗ Tiến sĩ sẽ được bổ nhiệm Tổng đốc! (tương đương Chủ tịch Tỉnh bấy giờ) Vậy Ông Thầy Đồ đã dạy gì mà học sinh của ông giỏi thế là câu hỏi trăn trở trong tôi từ đó.

Qua nhiều năm chiêm nghiệm về Ông Đồ, rất nhiều điều thú vị tôi đã ngộ ra. Xuất thân Ông Đồ có thể là một vị quan suốt đời tận tụy hoặc là bất mãn với triều đình hoặc là một vị nho sĩ thi không đỗ đạt, tuổi đời không dưới 50, bây giờ không còn ham muốn cho bản thân mà chỉ mong truyền đạt cho hậu thế những trải nghiệm, những suy nghĩ lớn lao, mơ ước đời mình cho thế hệ mai sau. 

http://songba.vn/UserFiles/image/SongBa/2017/T11/ong%20do%2003.jpg



Học phí có khi là mớ rau củ, bao lúa, gạo hoặc những ngày công lao động của học trò. Sản phẩm của họ là những người Tiến sĩ, là những vị quan tài hoa, lỗi lạc (cũng có thể là ngược lại) để lại cho lịch sử như Chu Văn An, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền, Nguyễn Du, v.v...

Ông Đồ chỉ dùng lịch sử, văn học hoặc các bài học liên quan để phân tích, giảng giải cặn kẽ nhưng đã tạo nên những tuyệt tác hoặc những con người chí khí cho sĩ tử. Ông Đồ đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Đối chiếu với giáo dục tại Việt Nam và cả những nước tiên tiến trên thế giới hiện nay cũng không có nhiều người thầy như vậy.

Ngày nay, Ông Đồ không còn nữa nhưng hình ảnh Ông Đồ vẫn không phai mờ trong tâm trí người Việt. Càng nghĩ càng thấy hay.

Phương pháp giáo dục của Ông Đồ là cho người học. Những người thầy hiện tại không phải ai cũng muốn làm điều đó. Chỉ còn cha mẹ học sinh mới có thể làm được điều nầy.

Nhớ ngày 20/11, chúng ta phải hướng đến giáo dục bền vững. Để tạo được những con người vì Quốc gia dân tộc, cần có những người thầy Đồ hiện đại.

 

 


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN