Thông tin chi tiết


Người đăng:   Phạm Hoàng Ân

Email:   hoanganpham.qn97@gmail.com

Thời gian:  02/02/2021

Lượt xem:   3547

Nội dung câu hỏi:

Thuộc chuyên mục:   Liên quan tình hình hoạt động SXKD

Kính chào ban lãnh đạo SBA. 

Tôi có một thắc mắc về ngành điện mong ban lãnh đạo giải đáp giúp. Hiện nay, NLTT (wind & solar) đang là xu hướng phát triển của ngành điện ở Việt Nam nhờ các ưu đãi về chính sách và tiến bộ về công nghệ, Năm 2020 là 1 năm bùng nổ của LNTT và dự kiến sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Tôi đang thắc mắc là liệu nguồn cung điện tăng lên đột biến từ NLTT (do bắt buộc phải mua 100% sản lượng từ nguồn này) có khiến lượng điện huy động trên thị trường giảm mạnh không và mức ảnh hưởng của việc này đến giá CGM có lớn không?

Cảm ơn quý ban lãnh đạo. Chúc toàn thể công ty SBA năm mới sức khỏe và ngày càng phát triển hơn nữa.


Nội dung trả lời:

Kính gửi Ông Phạm Hoàng Ân.

Trước tiên, Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) cảm ơn Ông đã quan tâm, chia sẻ cùng SBA. Thắc mắc của Ông, SBA phúc đáp như sau:

Năm 2020, cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời đã dẫn tới sự bùng nổ điện mặt trời, đặc biệt là mặt trời áp mái, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Phương thức, biểu đồ vận hành hệ thống điện bị thay đổi, thừa nguồn, giá thị trường (SMP) thấp….

Theo tìm hiểu của SBA, đến hết năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đã vận hành là 16.500 MW (riêng mặt trời áp mái khoảng 8.000 MW), chiếm khoảng 25% công suất toàn hệ thống.

Hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid - 19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, phụ tải hệ thống điện thấp, từ 8h ÷ 16h dao động khoảng 26.000 - 33.000 MW, cao nhất khoảng 35.000 MW. Điện mặt trời lại phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, được tự hòa lưới hoặc ưu tiên huy động, do đó nhiều thời điểm công suất phát của điện mặt trời có thể chiếm khoảng 40% phụ tải hệ thống, buổi trưa phụ tải xuống thấp, nắng nóng có thể chiếm đến 50%.

Cộng thêm sản lượng phát điện của các nhà máy không tham gia thị trường: BOT (6.318 MW), thủy điện nhỏ dưới 30MW (khoảng 3.600 MW), thủy điện đa mục tiêu (8.660 MW), tổng công suất huy động dao động từ 5.000 - 10.000 MW. Thị phần còn lại của 97 nhà máy trực tiếp trên thị trường (28.000 MW) là rất ít. Công suất huy động của tất cả các nhà máy tham gia thị trường vào ban ngày chỉ khoảng 10.000 - 15.000 MW, các nhà máy thủy điện nhiều thời điểm không được huy động do thừa nguồn.

Giá thị trường điện giảm thấp, đặc biệt từ 8 - 16 giờ, một số thời điểm chỉ còn 1 đồng/kWh. SMP trung bình tháng 1/2021 là 825 đồng/kWh, bằng 76% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với NMTĐ Krông H’năng của SBA, là nhà máy trực tiếp tham gia Thị trường điện nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro khi vận hành. Thời gian qua, nhờ có hồ điều tiết năm trên 100 triệu m3 nên SBA đã có nhiều giải pháp linh hoạt trong vận hành để giảm rủi ro, tăng hiệu quả phát điện. Kết quả vận hành tháng 1/2021 sản lượng phát điện đạt 21,68 triệu kWh, doanh thu 23,90 tỷ đồng, giá bán điện bình quân đạt 1.102 đồng/kWh.

CÁC Ý KIẾN MỚI

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5579

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4834

CÁC Ý KIẾN XEM NHIỀU

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5579

Pham Thi Ngoc Ha   07/02/2021   5418

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4834