Thông tin chi tiết


Người đăng:   Phạm Minh Ngọc

Email:   minhngoc.sd11@gmail.com

Thời gian:  13/11/2019

Lượt xem:   2651

Nội dung câu hỏi:

Thuộc chuyên mục:   Liên quan cổ tức, lợi nhuận

Trước hết, Cho phép tôi được gửi tới Ban lãnh đạo CTCP thủy điện Sông Ba lời chào trân trọng! Là cổ đông của Quý công ty, sau khi theo dõi tình hình sản xuất của quý công ty tôi xin phép đề nghị Ban lãnh đạo Công ty giải đáp cho tôi một số câu hỏi như sau: Về thủy điện khe diên tu tháng 11 đã xuất hiện mưa rất lớn nhưng sản lượng phát điện rất thấp như bình thường các năm thì đang phát hết công suất. Về thủy điện Krong hăng ngày 10 tháng 11 đã xuất hiện lũ rất lớn và đơn vị phải xả lũ là 1201 m3/s. Trước đó báo đài đã phản ánh là có mưa lũ nhưng sản lượng điện tháng đầu tháng 11 phát điện rất thấp trong khi các bộ ngành kêu thiếu điện và các thủy điện tại miền bắc thì ko có nước thì với các vận hành tại nhà máy thủy điện KRONG HANG thật phí tài nguyên nước. Được biết quý công ty xây dựng kế hoạch sang năm từ tháng 10 năm trước xin cho hỏi kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. Trước tình hình là năm 2019 sẽ vượt kế hoạch năm. theo dự tính của tôi lợi nhuận năm nay sẽ đạt khoảng 105 tỷ. Xin hỏi với lợi nhuận vượt khoảng 135% và các nguồn quỹ để lại từ các năm trước thì cổ tức dự kiến cho năm 2019 quý công ty dự định sẽ trả là bao nhiêu. Xin chân thành cảm ơn!


Nội dung trả lời:

Kính gửi Ông Phạm Minh Ngọc

   Đầu tiên xin cảm ơn Ông đã quan tâm theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua. Chúng tôi đã tìm tên Ông trong danh sách cổ đông Công ty chốt đến ngày 17/05/2019 nhưng không có, chứng tỏ Ông không nghiêm túc. Tuy nhiên, về câu hỏi của Ông, chúng tôi trả lời như sau:

1.     Về vận hành NMTĐ Khe Diên tháng 11:

            Năm 2019 là năm kiệt nhất kể từ khi vận hành (năm 2007) đến nay của nhà máy. Cuối tháng 10, đầu tháng 11 trên lưu vực hồ có mưa, lưu lượng nước về có cải thiện, nhưng rất ít, mực nước hồ đến ngày 30/11 chỉ 203,2m (mới đạt 50% dung tích hữu ích của hồ).

            Trước tình hình đó, Nhà máy chỉ vận hành giờ cao điểm theo Biểu giá chi phí tránh được để tích nước phát điện đủ giờ cao điểm mùa khô năm 2020.

2.     Về vận hành xả lũ NMTĐ Krông H’năng:

Trong quá trình quản lý vận hành nhà máy, SBA thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết trên các Website http://www.kttv.gov.vn, http://www.vnbaolut.comhttps://www.windy.com để nắm kịp thời tình hình thời tiết, nghiên cứu các giải pháp vận hành xả lũ hợp lý để sẵn sàng ứng phó khi có mưa, lũ xảy ra. Nhờ vậy, việc vận hành nhà máy luôn chủ động, hiệu quả, cụ thể:

    Từ tháng 10, qua nghiên cứu nắm bắt thông tin về thời tiết, SBA dự liệu tháng 11 sẽ xuất hiện lũ nên nhà máy đã chủ động vận hành phát điện, khai thác hết nước trong hồ để sẵn sàng đón lũ, mực nước hồ từ tháng 10 đến đầu tháng 11 có lúc dưới mực nước chết.

     Như dự liệu, đến 00h00’ ngày 10/11, từ ảnh hưởng của Cơn bão số 06, trên lưu vực hồ thủy điện Krông H’năng bắt đầu có mưa, lưu lượng nước về hồ đã tăng từ 18 m3/s lên 37 m3/s. SBA đã chuyển ngay sang chế độ trực ứng phó lụt, bão 24/24 giờ, công tác quan trắc lượng mưa, cập nhật số liệu mực nước hồ, tính toán lưu lượng nước về hồ được cập nhật ở chế độ tần suất 15 phút/ lần.

     Đến 22h00’ ngày 10/11, lượng mưa trên lưu vực hồ tiếp tục tăng trên diện rộng, tổng lượng mưa bình quân lưu vực đo được là 176,2 mm/13 giờ, lưu lượng nước về hồ từ 37 m3/s đã tăng nhanh lên 1.772 m3/s, mực nước hồ đạt 246,77 m (còn thấp hơn 4,73 m so với mực nước đón lũ +251,5m theo Quy định).

     Từ 22h00’ ngày 10/11 đến 02h00’ ngày 11/11: Cường độ mưa có giảm, tổng lượng mưa bình quân lưu vực đo được là 40,7 mm/4 giờ; lưu lượng nước về hồ tăng chậm từ 1.772 m3/s đến đạt đỉnh là 1.928 m3/s (lúc 01h15).

     Để tạo dung tích trống cắt đỉnh lũ, giảm xả lũ về hạ du. Nhà máy đã vận hành điều tiết xả nước qua tràn từ lúc 02h00’ ngày 11/11 với lưu lượng ban đầu là 5 m3/s và tăng dần đến 1.120 m3/s (mức xả tràn lớn nhất). Tuy nhiên khi bão vào đến đất liền khu vực Phú Yên thì nhanh chóng tan nên Công ty chủ động giảm lượng xả để tích nước cho mùa cạn năm 2020.

     Đến 08h00’ ngày 15/11: Toàn lưu vực không còn mưa, lượng nước về hồ thấp hơn lưu lượng phát điện, Nhà máy đã vận hành đóng hoàn toàn các cửa van, kết thúc xả tràn với mực nước hồ đạt MNDBT +255,00 m.

     Từ khi xuất hiện lũ 10/11, nhà máy đã vận hành liên tục phát công suất tối đa để khai thác lượng nước về. Nhờ quan trắc tốt lưu lượng nước về hồ nên đã chủ động vận hành giảm lưu lượng xả tràn, cắt được 42% đỉnh lũ (1.928 m3/s) để tích nước vào hồ phát điện, cuối đợt lũ hồ đầy nước. Nhờ đó mà đến ngày 30/11, Công ty đã đạt kế hoạch sản lượng năm: 190,0/190,0 triệu kWh, doanh thu phát điện đạt 234,18/214,76 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch năm.

               Về phản ánh“..vận hành của NMTĐ Krông H’năng thật phí tài nguyên nước.” của Ông với SBA là không hiểu gì về việc nghiên cứu vận hành lũ của SBA. SBA đã có nhiều kết quả được khen thưởng về việc này như chế tạo thiết bị đo mực nước hồ đạt chính xác đến 1 milimét, đo mưa tự động, vận hành xả lũ tự động.v.v nên việc vận hành điều tiết lũ hàng năm luôn được UBND tỉnh Phú Yên tặng bằng khen, được Cục KTAT&MT thuộc Bộ Công Thương đánh giá cao và mời báo cáo điển hình.

    Dung tích hữu ích của hồ Krông H’năng chỉ chứa được 108 triệu m3, lượng nước về đợt lũ vừa rồi là 153,21 triệu m3 mà SBA chỉ xả tràn 21,86 triệu m3 đã cho thấy việc vận hành hiệu quả của SBA. Các hồ thủy điện khác không có mưa thì không có nước, SBA không mang nước đến cho hồ khác được, mong Ông hiểu cho!    

3.     Kế hoạch SXKD năm 2020:

             Trên cơ sở dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, các mô hình Công ty nghiên cứu từ dự báo về nhiệt độ sai chuẩn Thái Bình Dương và ảnh hưởng các chỉ số áp suất khí quyển Tây Thái Bình Dương (SOI) và nhiệt độ nước biển lưỡng cực Ấn Độ Dương (SOD) của lưu lượng về hồ Krông H’năng, Khe Diên, SBA dự báo năm 2020 tình hình thủy văn sẽ còn nhiều khó khăn.

             Công ty dự kiến trình ĐHĐCĐ kế hoạch SXKD năm 2020 như sau: Tổng sản lượng 02 nhà máy 197 triệu kWh, tương ứng doanh thu là 232,67 tỷ đồng.              

4.     Cổ tức năm 2019:

             Với kết quả vận hành tốt của NMTĐ Krông H’năng, năm 2019 SBA sẽ vượt kế hoạch SXKD đề ra, lãi cơ bản trên cổ phiếu dự kiến trên 1.500 đồng/CP. Về cổ tức năm 2019, SBA sẽ trình ĐHĐCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên năm 2020.

                        Trân trọng.  

CÁC Ý KIẾN MỚI

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5848

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4978

CÁC Ý KIẾN XEM NHIỀU

Kính gửi Quý Công ty,

Rất cảm ơn Quý Công ty đã trả lời câu hỏi trước của tôi rất cẩn thận và cặn kẽ. Tôi hoàn toàn hài lòng với câu trả lời của Quý Công ty và mọi thắc mắc đã được giải đáp. Tiếp theo tôi có thêm 1 thắc mắc khác về tình hình sản xuất kinh doanh, mong được giải đáp:

Tôi được biết tổng chi phí quản lý vận hành của 1 nhà máy thủy điện thường nằm trong khoảng 10% đến 15% doanh thu bán điện. So sánh với mức ấy thì chi phí của SBA đang hơi cao. Nếu theo đúng định mức chi phí như vậy thì dòng tiền của SBA thừa đủ trả gốc vay, lãi vay và trả cổ tức trên 10%/năm theo đúng yêu cầu của EVNCPC, không phải vay bù đắp thêm từ nguồn khác. Từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên Báo cáo tài chính, tôi thấy các khoản chi phí lớn chủ yếu là:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ.

2. Lương nhân viên

3. Chi khác (số tuyệt đối tương đối lớn tuy rằng có thể bù trừ với  Thu khác)

4. Lãi vay.

Kính đề nghị Quý Công ty giúp làm rõ các vấn đề chưa giải thích được như sau:

1. Tiền chi cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ cụ thể là chi mua hàng hóa dịch vụ gì, trung bình hàng năm chi thường xuyên cho khoản này là bao nhiêu. Nếu có phát sinh tăng đột biến thì có thể là do đâu?

2. Chi khác và thu khác cụ thể là gì? Sao số tuyệt đối năm nào cũng lớn như vậy?

3. Nền lãi vay hiện giờ khá thấp. Các ngân hàng quốc doanh cũng khá ưa thích ngành này. Vậy Công ty có ý định tái tài trợ nợ vay hiện tại của OCB bằng nguồn vốn giá rẻ khác hay không?

 

 

Lê Bình Sơn   21/02/2022   5848

Pham Thi Ngoc Ha   07/02/2021   5541

Kính chào các anh chị em cán bộ và nhân viên của Thủy điện Sông Ba,

Tôi mới trở thành cổ đông của Quý Công ty và đang có ý định gia tăng sở hữu, coi như 1 khoản đầu tư lâu dài để hưởng lợi tức thay cho gửi tiết kiệm ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu để ra quyết định đầu tư, tôi vô cùng ấn tượng với văn hóa rất thân thiện, gần gũi, cởi mở mà BLĐ Công ty đã tạo ra và duy trì nhiều năm qua. Tôi có 1 số câu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh, mong nhận được giải đáp từ Quý Công ty:

1. Về nhà máy Khe Diên:

Theo tôi được biết, đây là nhà máy có hồ chứa điều tiết năm, do đó theo lý thì sản lượng của nhà máy phải ít nhất đạt sản lượng tối đa phát điện giờ cao điểm mùa khô. Vậy Quý Công ty vui lòng cho biết, giả sử thủy văn thuận lợi, với công suất trước khi mở rộng (9MW) thì sản lượng phát điện cao điểm mùa khô đạt bao nhiêu triệu số điện, và sau khi mở rộng (lên 15MW) thì con số này là bao nhiêu? 

Tôi theo dõi thấy kế hoạch sản xuất trình ĐHĐCĐ, Quý Công ty trình 38 triệu số điện cho thủy điện Khe Diên, không tăng so với năm 2020 và các năm trước. Tại sao sau khi mở rộng lên hơn gấp rưỡi (từ 9MW lên 15MW) mà sản lượng lại không được dự báo tăng tương ứng? Xin Quý Công ty vui lòng giải đáp giúp.

2. Về phí tài nguyên nước, môi trường rừng:

Tôi rất cảm ơn BLĐ đã báo cáo bóc tách con số này ở báo cáo năm 2020. Tuy nhiên nếu được, kính đề nghị Quý Công ty bóc tách và gửi giúp báo cáo doanh thu bán điện net (không bao gồm các loại phí thu hộ - chi hộ) của các năm trong quá khứ (từ 2016), cũng như dự báo của toàn bộ năm 2021. Có như vậy thì các cổ đông mới tính toán chính xác được giá bán điện net mà Cty được hưởng, từ đó so sánh với các doanh nghiệp khác để có cho mình đánh giá chuẩn xác có ý nghĩa

Thời điểm hiện tại thì biểu phí của các loại phí trên là bao nhiêu?

Tôi xin cảm ơn và kính chúc toàn thể cán bộ nhân viên Công ty sức khỏe và 1 năm mới an khang!

Trân trọng,

Sơn

 

Lê Bình Sơn   20/12/2021   4978