Lưu lượng lũ đến hồ Krông H’năng giảm hơn 50% so với lưu lượng lũ thiết kế tần suất 1:1000

Trần Thanh Hằng   20/10/2015   936   0

Công trình thủy điện Krông H’năng có công suất lắp máy 64MW được khởi công vào ngày 19/5/2005 và vận hành thương mại ngày 25/6/2010. Công trình đầu mối và hồ chứa thuộc địa phận huyện M’Đrắk và Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk, Nhà máy đặt tại xã EaLy huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.

Từ khi vận hành đến nay Công ty Cổ phần Sông Ba (SBA) là đơn vị quản lý vận hành nhà máy, luôn quan tâm theo dõi diễn biến về mưa trên lưu vực và dòng chảy đến hồ Krông H’năng để đảm bảo mang lại hiệu quả chung cho toàn xã hội. Sau khi tổng hợp nhiều số liệu về mưa trên lưu vực và lưu lượng về hồ, đặc biệt dòng chảy vào mùa lũ đối chiếu với số liệu thiết kế SBA nhận thấy phương pháp tính lũ trong giai đoạn thiết kế quá an toàn, không phù hợp với điều kiện tự nhiên lưu vực hồ thủy điện Krông H’năng.

Để làm rõ vấn đề này SBA nêu phương pháp tính lũ của các đơn vị Tư vấn trong giai đoạn thiết kế và phương pháp tính của SBA đối với lưu vực của hồ Krông H’năng.

Các đặc trưng lưu vực chính của Công trình thủy điện Krông H’năng như sau: Diện tích lưu vực 1168 km2, chiều dài sông chính 98,3 km, độ cao trung bình lưu vực 550 m. Trong khu vực Krông H’năng có 3 trạm đo mưa. Các trạm đều do Tổng cục Khí tượng Thủy văn quản lý.

 Để tính lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến đập các đơn vị Tư vấn sử dụng số liệu mưa 1 ngày lớn nhất của các trạm Buôn Hồ, Ea Knốp và trạm M’Đrăk xây dựng đường tần suất xác định mưa 1 ngày lớn nhất của các trạm riêng biệt trên ứng với tần xuất P = 0,1%; 0,2%; 0,5%; 1%; 10%, sau đó tổ hợp ngày mưa có cùng tần suất theo tỷ lệ bình quân gia quyền diện tích lưu vực ảnh hưởng của các trạm để tính toán lượng mưa ngày của cả lưu vực Krông H’năng theo các tần suất tính toán. Tư vấn dùng số liệu mưa ngày lớn nhất  tính lưu lượng đỉnh lũ QmaxP% ứng với các tần suất trên. Kết quả tính lượng mưa ngày như bảng sau:

 

Trạm

Tỷ lệ

diện tích

(%)

X1max (mm)

0,1%

0,2%

0,5%

1%

10%

M’Đrắk

23

800,0

724,9

625,8

550,9

303,9

EaKnốp

55

635,5

577,2

500,4

442,6

250,9

Buôn Hồ

22

511,7

462,4

397,6

348,9

190,5

Krông H’năng

100

646,1

585,9

506,6

446,9

249,8

 Phương pháp tính toán ngày mưa lớn nhất của các đơn vị Tư vấn: Tổ hợp các trạm mưa trên theo cùng một tần suất xảy ra P = 0,1%; 0,2%; 0,5%; 1%; 5%; 10%  mà chưa xem xét các yếu tố thời gian và đặc điểm địa hình của cả lưu vực rộng lớn 1168 km2. Khả năng xảy ra mưa đồng thời cùng một tần suất của 3 trạm Buôn Hồ, Ea Knốp và trạm M’Đrăk là không xảy ra vì đặc điểm địa hình gây mưa của cả lưu vực rất khác nhau:

     - Trạm M’Đrăk lượng mưa trung bình năm 2087 mm, là vùng có lượng mưa lớn nhất cả lưu vực. Đặc điểm lưu vực của trạm này có địa hình là thung lũng đón gió Đông Bắc nhờ các dãy núi cao xấp xỉ 1000m, nằm theo hướng Tây Bắc. Độ cao  bình quân lưu vực này 400m. Lưu vực này sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu của vùng khí hậu Đông Trường Sơn, lượng mưa lớn tập trung các tháng từ 9 đến tháng 12 và có cường độ mưa ngày lớn;

    - Trạm Ea Knốp lượng mưa trung bình năm thấp: 1564 mm, đặc điểm địa hình không có núi cao để đón gió gây cường độ mưa lớn. Độ cao bình quân lưu vực này 450m. Lưu vực này chịu sự pha trộn giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn, ảnh hưởng của hai luồng gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc nên không có cường độ mưa ngày lớn mà chỉ có mưa kéo dài. Lượng mưa lớn tập trung từ tháng 8 đến tháng  11 và cường độ mưa ngày thấp;

    - Trạm Buôn Hồ lượng mưa trung bình năm: 1555 mm. Độ cao bình quân lưu vực này 800m, có đặc điểm của địa hình Tây Nguyên, không có núi cao để đón gió gây mưa cường độ cao. Lưu vực này nằm trong vùng khí hậu Tây Trường Sơn chịu ảnh hưởng của luồng gió mùa Tây Nam từ vịnh Thái Lan thổi sang, khi đến khu vực này còn ảnh hưởng thấp. Lượng mưa lớn tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, cường độ mưa ngày thấp.

Đặc điểm lưu vực Krông H’năng trải dài từ theo hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây với đặc điểm địa hình thay đổi như phân tích trên nên đặc điểm mưa của các lưu vực con khác nhau. Lượng mưa 1 ngày trong cùng thời gian xảy ra trên 3 trạm này cũng  khác nhau, thể hiện trong tài liệu mưa ngày trích trong chuỗi số liệu quan trắc 35 năm các trạm như bảng sau:

   

STT

Thời gian

Lượng mưa ngày X1 (mm)

M’Đrăk

(F= 338,4km2)

Ea Knốp

(F= 439,3km2)

Buôn Hồ

(F= 390,3km2)

Krông H’năng

(Flv= 1168km2)

1

15/10/1979

205,9

252,2

130

198,1

2

25/11/1985

205,0

184,4

101,6

163,5

3

4/10/1993

336,5

0,0

197,3

167,2

4

19/11/1996

443,4

14,0

29,8

150,2

5

5/11/1999

186,8

171,5

56,9

138,7

6

13/11/2003

85,6

274,8

198,8

194,6

7

5/8/2007

92,7

155,9

284,5

180,6

8

25/11/2008

430,5

34,9

21,4

145,0

9

2/11/2010

194,4

221,1

83,1

167,8

 

 Tính toán lại lũ đến hồ Krông H’năng của SBA: Từ tài liệu đo mưa ngày của 3 trạm, tính toán lại lượng mưa ngày lớn nhất của cả lưu vực xảy ra cùng thời điểm theo tỷ lệ bình quân gia quyền diện tích ảnh hưởng, sau đó vẽ đường tần suất xác định mưa 1 ngày lớn nhất của cả lưu vực  ứng với tần xuất P = 0,1%; 0,2%; 0,5%; 1%; 10%,  kết quả tính như sau: 

Lưu vực

Diện tích(km2)

X1max (mm)

0,1%

0,2%

0,5%

1%

10%

Krông H'năng

1168

266

255

240

228

175

Bảng tổng hợp kết quả tính mưa ngày max cả lưu vực theo đường tần suất trên


Dùng số liệu mưa ngày max để tính lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến đập Krông H’năng. Kết quả tính toán lũ đến hồ Krông H’năng của các đơn vị Tư  vấn trong giai đoạn thiết  kế và theo SBA như bảng sau:

  

TT

Tư vấn

Đặc trưng

Tần suất lũ (P%)

0,1%

0,2%

0,5%

1%

10%

1

PECC4 (2004)

X1ng max (mm)

610,0

558,0

490,0

438,0

261,0

Q (m3/s)

6805

5832

5101

4545

2669

W1 max(106m3)

446

378

326

287

156

2

 

HEC (2008)

X1ng max (mm)

646,1

585,9

506,6

446,9

249,8

Q (m3/s)

8234

7447

6406

5624

3041

W1 max(106m3)

514

464

398

349

185

3

 

SBA (2015)

X1ng max (mm)

266

255

240

228

175

Q (m3/s)

3608

3448

3229

3054

2281

W1 max(106m3)

221

211

197

186

137

    Kiểm chứng lưu lượng đỉnh lũ trên với phương pháp tính lũ từ triết giảm mô đuyn đỉnh lũ các lưu vực tương tự có trạm quan trắc thủy văn. Trong giai đoạn thiết kế Tư vấn đã sử dụng trạm: Bình Tường trên sông Kôn (tỉnh Bình Định), trạm Đồng Trăng trên sông Cái (tỉnh Khánh Hòa) xem là tương tự lưu vực Krông H’năng để tính lưu lượng đỉnh lũ Krông H’năng theo công thức triết giảm mô đuyn. Các lưu vực này hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu Đông Trường Sơn chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, có địa hình là các dãy núi cao đón gió, gây mưa tập trung với cường độ cao, do đó việc phân tích chọn lưu vực tương tự của Tư vấn là không phù hợp nên việc kiểm chứng đối với cách tính lũ theo mưa ngày max là không đủ cơ sở dẫn đến kết quả tính lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến đập Krông H’năng là bất hợp lý.

Kiểm chứng đối với kết quả tính toán lũ của SBA: Bên cạnh lưu vực Krông H’năng có các lưu vực có đặc điểm khí hậu và địa hình có thể xem là tương tự như trạm Cầu 42 trên sông Krông Buk, trạm An Khê trên thượng nguồn sông Ba. Dùng công thức triết giảm mô đuyn đỉnh lũ để tính lưu lượng lũ đến tuyến đập Krông H’năng. Kết quả tính được tổng hợp như bảng sau:

 

Trạm

Flv (km2)

Đặc trưng

P%

0,1%

0,2%

0,5%

1%

5%

10%

Cầu 42

455

Qmaxp%(m3/s)

1107

1007

877

779

556

460

qp%(m3/s.km2)

2,43

2,21

1,93

1,71

1,22

1,01

An Khê

1372

Qmaxp%(m3/s)

3872

3630

3294

3024

2330

1989

qp%(m3/s.km2)

2,82

2,65

2,40

2,20

1,70

1,45

Krông H'năng
 (qp% Krông Buk)

1168

qp%(m3/s.km2)

1,78

1,62

1,41

1,25

0,90

0,74

Qmaxp%(m3/s)

2082

1894

1649

1465

1046

865

Krông H'năng
(qp% An Khê)

1168

qp%(m3/s.km2)

2,98

2,79

2,53

2,32

1,79

1,53

Qmaxp%(m3/s)

3476

3259

2957

2715

2092

1786

  Phương pháp tính lũ đến tuyến đập Krông H’năng theo lưu vực tượng tự Krông Buk cho kết quả nhỏ vì lưu vực sông Krông Buk mặc dù nằm bên cạnh lưu vực Krông H’năng nhưng vị trí lưu vực Krông Buk ở phía Tây và nằm hoàn toàn vùng khí hậu Tây Trường Sơn nên cho kết quả không hợp lý. Đối với phương pháp tính theo lưu vực tương tự của trạm An Khê cho kết quả hợp lý hơn vì lưu vực này cũng chịu sự chi phối của khí hậu Đông và Tây Trường Sơn lại nằm cùng trên lưu vực sông Ba.

Kết quả tính toán lưu lượng đỉnh lũ đến tuyến đập Krông H’năng của SBA là đúng với điều kiện tự nhiên vốn có của lưu vực Krông H’năng. Như vậy lưu lượng đỉnh lũ và tổng lượng lũ đến hồ giảm hơn 50% so với lũ kiểm tra có tần suất p = 0,1% của Công trình thủy điện Krông H’năng. Do đó đối với hồ thủy điện Krông H’năng cần xác định lại dung tích đón lũ phù hợp để không xảy ra trường hợp xả nước đón lũ hạ quá thấp mực nước trong hồ nhưng sau lũ không tích đủ nước để cấp nước tưới cho hạ du vào mùa kiệt và giảm sản lượng điện gây thiệt hại chung cho kinh tế xã hội.

 


GỬI GÓP Ý / BÌNH LUẬN